Thời gian gần đây, bubu không còn khóc mỗi sáng đi học. Ngược lại, bubu lại rất hứng thú đi học. Mỗi chiều đi đón bubu, asb cứ thấy bubu đùa giỡn với cô giáo như đang chơi với một người bạn rất thân. Nhìn cách nhí nhố của anh ấy tỏ ra với cô giáo khi chào hôn tạm biệt, asb biết rằng bubu đã giao tiếp rất thân thiện với cô giáo.
Tối qua, asb hỏi cô giáo khi đón bubu, “Can bubu understand your Korean language?” Cô giáo nói rằng, bubu đã hiểu hết những gì cô nói. Bây giờ trong lớp học, bubu hiểu hết các câu lệnh cô nói bubu làm. Vậy là bubu đã hiểu được tiếng Hàn.
Mỗi lần, bubu xuống phòng dưới chơi với con trai của một Giảng viên (giáo sư) dạy tiếng Anh người Mã Lai. Cô này nói bubu hiểu hết những tiếng Anh cô ấy nói bubu. Mới tối hôm kia, khi giảng viên này đưa con trai (ít hơn bubu gần 1 tuổi) sang phòng asb chơi. Vì lúc đó bubu đang làm nũng với ba mẹ. Thế là ba mẹ nói tiếng Anh với Giảng viên này về việc cho con trai của cô này ở đây với ba mẹ bubu, vì bubu hư v.v. và một số điều tương tự. Bubu liền phản ứng với tất cả các câu nói bằng tiếng của ba mẹ vì ghen (tuông). Điều này có nghĩa là bubu cũng hiểu luôn cả tiếng Anh.
Tới Lễ Giáng Sinh này bubu mới tròn 3 tuổi.
Vậy là bubu tuy chưa nói được nhiều, nhưng đã hiểu được 3 ngôn ngữ (cơ bản). Chưa nói được nhiều là vì bubu còn quá nhỏ nên khả năng sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế. Nhưng ở lứa tuổi này mà hiểu được 3 ngôn ngữ cùng một lúc (Tiếng Việt, Anh và Hàn) có thể cho thấy rằng, nếu bubu tiếp tục sống trong mỗi trường về ngôn ngữ, thì 3 ngôn ngữ này sẽ trở thành lưu loát khi bubu lớn lên.
Việc hình thành ngôn ngữ tiếng Việt thì không cần phải bàn đến vì bubu đã nghe tiếng nói của ba và mẹ thường xuyên ngay từ trong bụng mẹ cho tới bây giờ.
Việc hình thành ngôn ngữ tiếng Anh cũng là một ly kỳ. Asb không chính thức dạy cho bubu, nhưng cho bubu tiếp súc với môi trường.
Ngay từ trong bụng mẹ, ba bubu đã cho bubu nghe kênh truyền hình Disney Channel. Điều này có ảnh hưởng khá rõ rệt khi bubu 14 tháng tuổi được ba mẹ đưa qua Thailand (với các anh chị các lớp TESOL & Diploma). Khi tiếp súc với những người Thái, bubu không hứng thú lắm, nhưng Bubu lại rất hứng thú khi nghe các giáo sư nói tiếng Anh. Thậm chí, trong xe hơi đi ăn tối, bubu miệng còn chúm chít lập lại mấy câu tiếng Anh do GS. Andrew P. Lian nói chuyện với asb. Bubu nói một cách thích thú mặc dù chưa nói rành, hoặc chưa hiểu được.
Ngoài việc cho bubu nghe kênh Disney channel từ trong bụng mẹ, khi bubu ra đời, ba mẹ bubu thường xuyên cho bubu xem các bài hát tiếng Anh trên Youtube. Bubu mê nghe các bài hát tiếng Anh hơn Tiếng Việt. Các bài hát tiếng Việt chỉ được bubu nghe một vài lần là bỏ.
Tới nay, mỗi ngày bubu không thể thiếu chương trình Vịt Macdonal, Chuột Mickey, các chú chó Paw… trên Youtube. Bubu toàn thích xem bằng tiếng Anh, mặc dù ba mẹ không ép. Thập chí, mỗi sáng gọi bubu thức dạy để đi học, ba sb còn dùng các chương trình trên Youtube này để giúp bubu tỉnh ngủ. Mà bubu tỉnh ngủ thiệt.
Dĩ nhiên, ở trường mầm non của bubu cũng có chương trình học tiếng Anh mỗi tuần. Asb có nói chuyện với cô giáo tiếng Anh và hỏi rằng bubu có hiểu cô giáo nói tiếng Anh không. Cô nói đáp lại là bubu hiểu hết những gì cô nói, nhưng bubu chưa nói đc nhiều. (Điều này chấp nhận được là vì bubu mới chưa tới 3 tuổi mà hehehe).
Đó là quá trình hấp thụ ngôn ngữ tiếng Anh của bubu. Còn tiếng Hàn thì các bạn cũng biết là asb muốn cho bubu học bằng tiếng Hàn tại các trường của người Hàn. Đầu tiên các cô giáo người Hàn tưởng phải nói tiếng Anh với bubu. Asb dặn các cô giáo là phải nói tiếng Hàn với bubu, không phải tiếng Anh. Các cô mừng muốn chết hehehe. Trong 3 tháng đầu học ở 1 trường, bubu khóc mỗi buổi sáng đi đến trường, khóc cả khi ở nhà mỗi lần nhắc đến việc đi học. Đến nỗi, asb và pé mập không giám nhắc đến chữ đi học trước mặt bubu. Dĩ nhiên điều này là có nhiều lý do, nào là con nít chỉ muốn ở nhà chơi với bố mẹ, nào là con nít không muốn bị gò bó, nào là con nít mới tiếp súc với môi trường mới, nào là (có thể) bị bạn bè ăn hiếp v.v. Nhưng điều sâu xa nhất mà asb hiểu là có thể do bất đồng về ngôn ngữ. Người ta nói một đằng, bubu hiểu một nẻo. Bubu nói một nẻo, các bạn lại coi thường vì không hiểu bubu nó gì… mặc dù bubu lúc đó cũng dùng được một số tiếng Hàn để nói chuyện với bạn bè. Vì thế asb đã đổi trường cho bubu, đến một trường lớn hơn, đẹp hơn, và chuyên nghiệp hơn. Mục đích asb muốn nhắm đến là dùng môi trường tốt hơn để bubu thích hơn là mỗi ngày phải tiếp súc với những điều không còn mới mẻ với bubu.
Chỉ sau 2 tuần, bubu đã hết khóc. Và sau 7 tháng học tập trong môi trường tiếng Hàn, bubu đã hiểu được tiếng Hàn và nói được một số tiếng Hàn.
Cấu trúc câu của tiếng Hàn nay đã ảnh hưởng đến cấu trúc câu tiếng Việt của bubu. Ví dụ, khi đòi ba mẹ mua xe cho bubu, hay mua súng cho bubu… Bubu nói với ba mẹ, “Xe mua”, hay “súng mua”. Đó là cấu trúc câu của tiếng Hàn. Túc từ (Object) trước, động từ (verb) sau, và không có (ít có) chủ từ hehehe.
Mặc dù, năm sau bubu sẽ về Việt Nam. Tiếng Hàn chắc chắn sẽ mai một. Nhưng đối với asb, điều đó không phải là mất, mà là khởi đầu cho việc hình thành Ngoại Ngữ (Ngôn ngữ) nơi bubu.
Asb viết bài này vì asb chuyên dạy môn Lý thuyết Học và Dạy (Theories of Learning/Teaching) cho các bạn cao học. Những gì asb dạy cũng là những điều asb làm thử nghiệm và đã có kết quả rất khả quan.
Chúc các bạn tạo được môi trường cho con cái mình trong thời gian hình thành ngôn ngữ. Đừng chờ đến khi “phải rành tiếng Việt rồi mới cho học tiếng Anh”. Nếu chờ lâu đến thế thì asb sẽ không bao giờ học được tiếng Anh vì tiếng Việt vẫn chưa rành, thậm chí còn sai nhiều lỗi chính tả với tiếng mẹ đẻ kakaka.
Ngôn ngữ hình thành nơi trẻ nhỏ ngay từ trong bụng mẹ và cho đến khi mới tập nói. Nếu các bé được ở trong môi trường đa ngôn ngữ thì 2, 3 hoặc 4 thứ tiếng có thể hình thành nơi các em như chỉ duy nhất 1 ngôn ngữ. Ngôn ngữ sẽ hấp thụ vào và phát ra như một loại vậy.
Tuy nhiên, đối với các bé trong môi trường đa ngôn ngữ, thì việc lưu loát tiếng mẹ đẻ có thể chậm hơn so với các bé khác trong môi trường 1 ngôn ngữ. Nhưng điều này chẳng có nghĩa gì to lớn vì khi lớn lên, tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nào được sử dụng thường xuyên nhất sẽ trở thành lưu loát nhất.
Các bạn tham khảo thêm các bài viết về Giáo dục con cái