Đã có lần tôi viết về sự hình thành ngôn ngữ nơi trẻ thơ về việc em bé có thể hình thành ngôn ngữ tiếng Mẹ đẻ (L1) cùng lúc với một hoặc nhiều ngoại ngữ khác (L2) để các bậc làm cha mẹ hoặc các giáo viên mầm non hay tiểu học có thể hình dung, hiểu được quái niệm vốn đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đưa ra học thuyết và cũng đã từng được chứng minh. Bài này asb muốn nói rằng, trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ nơi trẻ thơ (từ trong bụng mẹ đến 5 – 6 tuổi hoặc trước tuổi dạy thì), các bé có thể tiếp nhận bất kể một ngôn ngữ nào (hơn một ngôn ngữ) một cách tự nhiên.
Bất kể em bé sinh ra từ ba mẹ có quốc tịch nào, ngôn ngữ trong môi trường của bé tiếp súc hàng ngày sẽ trở thành ngôn ngữ thứ nhất (L1), tức là hình thành như tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, một em bé có bố mẹ là người Việt, nhưng sống trong môi trường sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn Quốc, hay bất kể ngôn ngữ nào, thì môi trường sử dụng ngôn ngữ đó sẽ trở thành ngôn thứ thứ nhất của bé. Đồng thời, nếu có một ngôn ngữ nào sử dụng cùng thời với ngôn ngữ sử dụng nhiều nhất, nhưng không bằng ngôn ngữ kia, thì các em cũng sẽ tiếp nhận một cách dễ dàng, gần bằng với ngôn ngữ thứ nhất. Đó là ngôn ngữ thứ 2 mà bé có thể tiếp nhận. Trong trường hợp này chúng ta thường thấy ở các gia đình đa văn hóa; bố và mẹ không cùng quốc tịch. Ở đây asb muốn nói về sự tiếp nhận, chứ không phải học. Tiếp nhận có nghĩa là sau khi nhận vào rồi, có thể truyền đi được. Như vậy sự hình thành ngôn ngữ nơi trẻ thơ có thể nói là tiếp nhận ngôn ngữ.
Tuy nhiên, các bé trong môi trường đa ngôn ngữ (bilingual or more) thì có vẻ chậm nói trong thời gian đầu hơn là các bé sống trong môi trường đơn ngữ (monolingual). Lý do các bé có vẻ phải chuyển đổi qua lại giữa các thứ tiếng. Điều này không có nghĩa là các bé chậm nói vì khi các bé đã nói thì 2 hoặc 3 ngôn ngữ tiếp nhận được, sẽ được các bé phát ra một cách trôi chảy như chỉ duy nhất một thứ ngôn ngữ vậy.
Điều này có thể kết luận là môi trường ngôn ngữ cho các bé hình thành là rất quan trọng. Nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn tốt cho các bé trong một số môi trường cụ thể. Chẳng hạn, các bé được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam thì chắc chắn ngôn ngữ mà các bé cần là tiếng Việt, không phải bất kỳ một ngôn ngữ nào khác. Vì nếu sinh ra và lớn lên ở VN, mà bố mẹ chỉ cho các bé tiếp súc với duy nhất tiếng Anh trong các trường học quốc tế thì… tiếng Việt của các bé sẽ trở thành ngoại ngữ, và các bé sẽ rất khó theo cùng các bạn trong các môi trường học hành nếu sau này phải học ở các trường trong nước.
Nhưng nếu sợ như vây mà không cho các bé tiếp súc với một ngôn ngữ khác thì cũng rất thiệt thòi cho các bé, vì càng lớn, việc tiếp thu một ngôn ngữ khác không còn nhạy bén bằng khi các em còn trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ. Việc hình thành này thường xẩy ra tốt nhất vào các thời kỳ trước tuổi dạy thì. Trong thời kỳ hòa nhập với cộng đồng quốc tế, các bậc cha mẹ nên luôn nghĩ về viêc cho các bé được tiếp thu và sử dụng hơn một ngôn ngữ, vì mọi người đâu biết rằng sẽ có ngày, con cái mình sẽ đi làm việc nơi một quốc gia khác, chẳng hạn trước mắt là khối các quốc gia thuộc ASEAN, nơi sẽ cho công dân của các nơi trong khu vực được sống và làm việc tự do, không cần xin Visa.
Hiện nay, các bậc cha mẹ thường gửi các bé đến học ở các trung tâm ngoại ngữ là một chọn lựa tốt nhất và tùy vào chất lượng đào tạo của từng trung tâm ngoại ngữ.
Nhưng asb ước muốn rằng, các hoạt động ngoại khóa về ngoại ngữ này sẽ được hỗ trợ bởi chương trình chung của quốc gia. Tất các các tỉnh thành, thôn quê sẽ có được ngân sách của quốc gia, trích từ thuế thu nhập của các bậc cha mạ (công dân), mở ra các trung tâm hỗ trợ ngôn ngữ miến phí cho mọi người, mọi thành phần trong xã hội để phát triển một ngôn ngữ thứ 2, hiện nay có thể là tiếng Anh, cho toàn dân trên toàn quốc gia.
Điều này vẫn có thể thực hiện được. hẳng hạn, bên Hàn Quốc khắp nơi đều có các trung tâm hỗi trợ dạy tiếng Hàn miễn phí cho các người ngoại quốc. Ở Mỹ cũng có một số nơi thực hiện điều này.
Ở Singapore và Phillipines cũng vậy. Nếu họ không hỗ trợ cho người dân thì ngày này tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính (singapore) hoặc ngôn ngữ thứ 2 (The Phillipines) khiến cho công dân của 2 quốc gia này chiếm lợi thế hơn nhiều so với người Việt Nam khi làm việc ở các quốc gia khác.
Các bạn tham khảo thêm về các bài viết “giáo dục con cái”