Đêm wa pé mập đi hành hương xuống Cha Bửu Diệp. Asb ở nhà một mình vì zú nuôi mún ngủ với bubu. Asb hổng dám lên lầu ngủ, phòng ngủ của gia đình asb. Thế là nằm ngủ trên ghế sofa ngoài phòng khách và bật điện sáng trưng cả nhà từ đêm đến sáng. Điều này có nghĩa là asb sờ sợ cái gì đó. Cái gì đó mà asb sợ thì chắc ai cũng đoán ra và cũng có ít nhiều kinh nghiệm về điều này, điều mà mọi người dùng từ chung để gọi là… ma.
Hơn 40 mùa xuân rùi mà vẫn thấy sợ ma. Nghĩ cũng thấy dzui. Đối với nhiều người, nhỏ thì sợ ma, lớn lên hết sợ. Còn asb thì ngược lại. Hồi còn nhỏ thì không sợ, lớn lên lại biết sợ ma.
Hồi còn nhỏ, sống trong xóm đạo, asb learned that trên đời này không có ma, ko có gì phải sợ. Thế là dù có ai nói gì mình cũng không sợ. Thậm chí có nhiều lần, asb thử “lòng dũng cảm” của mình bằng cách tự một mình mình đi ngang qua nghĩa trang vào lúc 12 giờ đêm. Asb quyết định đi ngang qua nghĩa trang vào lúc 12 giờ đêm là do nghe đồn rằng ma thường xuất hiện vào lúc 12 giờ đêm. Đây cũng có thể được xem là niềm tin chung của mọi người về giờ thiêng của sự xuất hiên của ma. Thế là asb liền chọn một đêm, vào đúng lúc 12 giờ, một mình từ từ đi ngang qua nghĩa trang của xóm đạo.
Lúc đi ngang qua khu nghĩa trang, trong đầu asb cứ lập đi lập lại câu nói bằng niềm tin, “ko có ma, ko có ma.” Nhưng thực sự, tóc gáy cứ dựng đứng cả lên. Hai bên là các nấm mồ, đàng sau asb hình như có rất nhiều người đang tiến về phía mình… Quay lại đằng sau thì ko dám. Chạy thì coi như công nhận mình sợ ma, và trên đời này có ma v.v. Thế là chân tay cứ bủn rủn cả lên, tóc gáy thì cứ gờn gợn như thể có bóng ma nào đó đang gần kề chính mình. Phía trước thì ko thấy, phía sau thì họ đang theo… Mà thậm chí khi muốn chạy thì đôi chân cứ như bị ghì lại giống như trong những giấc mơ khi mình mơ thấy ma mà muốn bỏ chạy thì chân mình chạy ko đc vậy. Lạnh hết cả xương sống.
Về đến nhà vẫn cứ một niềm tin là ko có ma nên ko sợ. Và đi một mình trong đêm tối là chuyện nhỏ. Và cứ như thế cho đến năm 2006 khi đi học ở Thailand.
Những ngày tháng đầu học ở trường, asb vẫn ko hề biết sợ ma. Hằng đêm, asb vẫn học một mình trong một tòa nhà khổng lồ, ko có một ai cho đến 12 giờ đêm. Thư viện của Khoa Ngoại Ngữ nằm ở lầu 1. Hệ thống máy lạnh cho toàn khu nhà nằm ở tầng 1, đi lòng vòng qua nhiều ngõ tối bởi vì khu này giống như nhà kho vậy. Vì asb học quá khuya mỗi ngày nên anh bảo vệ cho phép và chỉ cho asb cách mở và tắt máy lạnh cho nguyên khu vực lầu 2. Điều này có nghĩa rằng mỗi đêm, cứ khoảng 12 giờ hoặc 12:30, asb phải tự một mình đi xuống tắt dàn máy lạnh trong một khu vực với nhiều ngã rẽ quanh co, tối tăm khá rùng rợn. Mỗi lần đi tắt máy lạnh, người asb cứ thấy hơi rùng mình. Đi tới đâu, bật điện tới đó. Sau đó, đi đến đâu, tắt điện đến đó… Như vậy, sau lưng vẫn thấy lành lạnh, ánh mắt vẫn thấy nghi ngờ ở từng góc phòng…
Vì trường của asb rất rộng nên từ khu thư viện này về nhà cũng khá tối vì đèn đường không thể chiếu sáng hết cả một khu “rừng”. Trước khi về đến dorm thì lại phải chạy qua một khu đất có nhiều cây cối rất rộng. Đôi khi lại có tiếng kêu của loài chim heo, “éc, éc, éc… éc”. Tiếng kêu của loài chim heo này đc ba asb nói lại và những chú bác hàng xóm cũng nói rằng nơi nào có tiếng chim heo kêu vào ban đêm, nơi đó sắp có người chết. Và điều này ba asb cũng nói rằng ngài nghe thấy trước khoảng 1 tuần trước khi ba asb qua đời sau những ngày tháng dài nằm trên giường bệnh. Và tiếng kêu của loài chim ấy vào lúc 12 giờ đêm mà đôi khi asb nghe được khi trên đường về phòng rất là rùng rợn. Nhưng khi về đến phòng asb vẫn ko cảm thấy sợ.
Cả gần 1 năm trời học ở trường, asb ko muốn share phòng với ai vì asb chỉ muốn ở một mình cho thoải mái, mặc dù chi phí cho một mình thì hơi cao. Ở một mình có nghĩa rằng, mỗi đêm trong thời gian đó, asb vẫn tắt điện ngủ như bao nhiều phòng khác. Tuy nhiên, vì lúc đó, trường của asb chỉ có duy nhất mình asb là người Việt, còn bao nhiêu người khác là những người từ các nước khác, phần nhiều là người Trung Quốc (ko tính người Thái). Suốt ngày chỉ phải sử dụng tiếng Anh, ko đc nói tiếng Việt nên asb thèm tiếng Việt. Do đó trước khi đi ngủ, asb online, vào các trang web để nghe truyện đêm khuya giúp cho mình quên đi những gì vừa đc đọc, đầu óc ko cần phải suy nghĩ về kiến thức nữa để dễ ngủ hơn. Nghe một vài câu truyện đêm khuya, rồi từ từ tìm đến “truyện ma” của Nguyễn ngọc Ngạn, nào là “Tiếng quạ réo vong hồn,”Bóng ma bên cửa,”Ngôi mộ mới đắp,”Ngôi nhà mướn,”Bãi đất sau căn nhà hoang,”Căn nhà hoang,” xác chết báo hận…” Thế là mỗi đêm, sau 12 giờ, cứ hết truyện ma này đến chuyện ma khác… và bắt đầu asb cảm thấy… sợ.
Thế là từ đó, mỗi đêm, điện phòng asb luôn luôn đc bật sáng suốt đêm. Nếu ko có điện, mỗi lần thức dậy đi restroom thì cứ sờ sợ. Cảm giác là ko biết trong đó có ai đó ko? hồn ma có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, mặc dù mở điện cũng thấy lo lo.
Từ đó tới giờ đã gần 7 năm trời mà cảm giác sợ ma vận cứ như vậy mặc dù cả đời chẳng bao giờ gặp ma. Trước khi lập gia đình, asb về nhà ở Biên Hòa, mặc dù trong nhà có anh trai nhưng phòng asb đêm nào cũng mở điện sáng trưng tới sáng.
Nghĩ cũng thấy lạ, ko phải mình asb sợ, pé mập cũng cực kỳ sợ. Còn bubu thì sao? asb còn nhớ từ khi bubu mới biết bò (khoảng 8 tháng tuổi), khi ở trong phòng một mình mà hơi tối thì bubu khóc òa lên đòi ra ngoài. Cho tới giờ (gần 17 tháng tuổi) bubu cũng ko dám ở trong phòng 1 mình. Tại sao? Bubu chẳng bao giờ nhìn thấy ma, cũng chẳng bao giờ nghe kể về ma, nhưng cũng vẫn cảm thấy sợ khi ở một mình trong phòng.
Để trả lời cho câu hỏi của tựa đề bài viết này, asb có thể kết luận là có thể con người cảm thấy sợ bóng tối (bubu chưa hề biết đến ma cũng cảm thấy sợ), con người sợ phải ở một mình, và con người ngoài thân xác đang tồn tại trong môi trường vật chất (material), vẫn còn có một linh hồn (spirit). Và linh hồn là một điều thiêng liêng có thể cảm nhận được một số điều ở đời sống thiêng liêng (spiritual life). Do đó, những gì chúng ta không thể nhìn thấy bằng thân xác không có nghĩa là nó không hề tồn tại, mà chỉ là vì chúng ta còn đang bị giới hạn bởi thân xác vật chất nên chưa nhìn thấy đc những gì trong thiêng liêng (in spirit) mà linh hồn chúng ta (spirit) có thể cảm nhận đc. Và có thể vì chúng ta cảm nhận đc một số điều trong thiêng liêng nên chúng ta sợ. Điển hình trong trường hợp này, Phan Thị Bích Hằng được ơn nhìn thấy những gì trong đời sống thiêng liêng (spiritual life). Và đối với bà, ma chỉ là những linh hồn chưa được siêu thoát. Đối với người Công giáo, ma là những linh hồn đang trong thời gian đền tội trước khi được về Thiên Đàng. Như vậy, người ta sợ ma hơn là ma làm cho người ta sợ.