Sáng nay bạn asb lại đưa asb đi en buffet rùi visit trường Mission College ở San Jose. Ngôi trường này đc bao quanh bởi các Headquarters lớn như Yahoo, Intel, Ebay, McAfee v.v Asb đã tìm hiểu chút thông tin về hệ thống đại học bên đây, thấy cũng hay hay.
(Ai biết thêm thông tin cho vào entry này hen, thanks)
Ở đây các HSSV sau highschool đều có cơ hội đi học đại học chứ chẳng phải trải qua những kỳ thi wa’ kinh khủng như ở VN. Ở VN mình, hàng năm các gia đình tốn biết bao nhiêu tiền cho con cái đi luyện thi đại học, rồi sau đó lại phải trải wa những nỗi đau thê thảm khi con cái của mình phải thi rớt Đại Học, vì số người đc vào đại học thấp hơn rất rất nhiều so với số người bị rớt. Khi phải thi rớt, ko chỉ người thi phải đau buồn, xấu hổ với bạn bè mà cả gia đình cũng ngượng ngùng khi phải giải thix với những nhà hàng xóm v.v hichic. Đó là chưa tính tới 1 số em trở nên khác thường sau khi thất bại trong kỳ thi. Một hệ thống giáo dục đáng ghét thiệt hichic. Việc giáo dục thay vì khuyến khích trí thức giới trẻ, thì phần lớn lại là sự đe dọa (in this case). Ko biết những người tạo ra hệ thống này có phải chải wa các kinh nghiệm đâu đớn như hàng trăm ngàn gia đình ở VN vẫn đang phải trải wa hàng năm khi tới mỗi kỳ thi ko ta???
Ở Thái Lan, các SV cũng phải trải wa kỳ thi để vào các trường ĐH. Nhưng ko phải 1 năm mới có 1 lần. Mà các SV có thể thi 3 tháng 1 lần cho tới khi nào đủ điểm để vào trường ĐH mà họ muốn thì OK. That’s rather fair đúng ko các bạn. Bởi vì 1 năm mới có 1 kỳ thi thì bất công wa’. Chẳng hạn SV nào đó thước đêm hôm lo ôn thi, hoặc bạn nào đó do yếu về tâm lý, khi đến ngày thi thì lo wa’ đâm ra bị bệnh hay tinh thần bất ổn. Chắc chắn kết quả trong kỳ thi sẽ ko đc mong muốn. VN mình bây giờ cho các bạn SV chọn 2, 3 trường một lúc để thi cũng khá hơn xưa, nhưng 1 năm cũng chỉ 1 lần. Mất wa’ nhìu thời gian chờ đợi. Mà sự chờ đợi này có thể nói là wa’ lãng phí.
Ở US thì khác, bất cứ ai, dù lớn hay trẻ đều có cơ hội vào trường Đại Học. Dĩ nhiên tất cả đều phải wa 1 kỳ thi nhưng kỳ thi đó là để sắp xếp levels. Nếu ai thi cao điểm thì đc qua 1 vài lớp để học lớp cao hơn, còn ai yếu wa’ thì vẫn có cơ hội học các lớp thấp rùi từ từ “leo lên” lớp cao.
Ngoài ra, các resident students (SV trong nước Mỹ) còn đc hỗi trợ tiền học phí rất nhiều. Mỗi người trung bình được hỗ trợ it nhất 3 Grants khác nhau. Dĩ nhiên đây là các SV trong gia đình có thu nhập thấp (low incomes), có nghĩa là dưới 60,000usd/năm. Các SV có thể apply xin các Grants này 1 cách dễ dàng, được hướng dẫn rất cụ thể trên Trang web hoặc trên các tờ thông báo v.v. Số tiền được hỗ trợ đủ cho số tiền học và chi phí sách vở trong thời gian học. Nếu ai tiết kiệm và xiêng học (ko thi rớt hiiii) thì đội khi còn dư số tiền sau khi ra trường (thông tin từ 1 bạn SV). Ở đây chưa nói đến các SV học giỏi. Nếu các bạn học giỏi thì còn vô số các Grant khác, scholarship từ trường, từ các công ty hay từ các cá nhân triệu phú nào đó giúp đỡ cho việc học.
Thường thì các HS sau highschool có mức học trung bình hoặc khá thì sẽ vào College học 2 năm rồi sau đó chuyển tiếp 2 năm còn lại trên University. Còn ai từ khá trở lên, muốn vào ĐH ngay sau highschool cũng đc, nhưng học phí sẽ cao hơn và việc học sẽ khó khăn hơn. Đại đa số đều vào Cellege vì ở College cũng tương đương với 2 năm đầu của University, nhưng học phí rẻ hơn lại được trợ cấp rất nhìu. College còn đc gọi là Đại học cộng đồng. Như vậy nếu tính theo mặt kinh tế thì hầu hết mọi người đều vào College rồi mới lên University. Tuy nhiên, ở College thì cái pressure học vẫn ko bằng ở Univerisity vì ở Uni các SV sẽ phải chạy đua nhìu hơn với thời gian do bài vở đòi hỏi nhìu hơn. However, việc học vấn chính là từ mình. Mình phải chăm học thì ở đâu cũng giỏi hiiiii
Tuy kinh tế Mỹ đang đi xuống, nhưng đất nước đang hỗ trợ tiền rất nhiều cho trường học, còn nhiều hơn cả số tiền mà khi kinh tế Mỹ đang thịnh vượng. Trường nào hiện giờ cũng đang đc chính phủ trợ cấp để xây dựng thêm và đầu tư thêm cho việc học. Thậm chí, Obama đang kêu gọi các nhà giáo dục tiếp tực cải cách phương pháp giảng dzạy, và việc giáo dục trong khi các nước khác đang còn phải theo chân đường lối giáo dục cũ của Mỹ.
Nếu nói về kinh phí cho trường học và việc giáo dục ở VN thì… thôi. Chán như con dán. Ko những ko đầu tư thêm mà còn cắt dảm bớt tiền hỗ trợ mới ghia chứ hichic. Ko biết bao giờ mới đc nhà nước quan tâm đúng mức đây??? Lúc nào cũng hô hào cải cách giáo dục, nhưng sao cứ càng làm, càng… có vấn đề.
Asb bước vào trường học của người ta, thấy các SV của người ta đc nâng niu đến thế, chăm sóc đến thế rồi suy nghĩ lại những gì mà SV VN mình đang trải wa… asb nghĩ sao học sinh ở khắc nơi đều được sinh ra trên mặt đất như nhau, nhưng môi trường học hành lại bất công đến thế? Nếu môi trường học hành của SV VN như người ta thì chưa chắc ai giỏi hơn ai hiiiii. ASB lại nghĩ vớ vẩn: nếu như những người tham những ở VN chỉ cần bỏ 1 số tiền nhỏ mà họ tham nhũng để làm từ thiện cho việc giáo dục, đào đạo trẻ em và thế hệ trẻ VN thì đất nước VN mình sẽ tuyệt vời biết mấy. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước (VN mình cũng hay nói thế), nếu lơ là với việc giáo dục tuổi trẻ có nghĩa là mình đang lơ là với tương lai của đất nước. Ngược lại, nếu chăm sóc vun trồng cho tuổi trẻ thì tương lai của đất nước mình đầy hứa hẹn.