Trong việc giáo dục học sinh sinh viên (HSSV), chúng ta nên duy trì theo cách Academic, academic theo nghĩa truyền thống, có nghĩa là cái gì cũng phải perfect, cái gì cũng phải theo trường lớp, thầy cô nói gì thì học trò phải làm theo, hay chúng ta nên đưa Academic vào đời thường để giáo dục HSSV?
Có nhiều người bảo thủ vẫn cứ muốn giữ lại truyền thống, phương pháp cũ trong giáo dục. Đối với họ, người thầy/ cô phải luôn là tấm gương trong phương pháp giáo dục, luôn lôn phải chính thống. Nếu sử dụng trang blog để nói chuyện hoạc liên lạc với hssv thì phải rất Academic, không đc viết tắt, không đc viết khác với chữ viết truyền thống, không được pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt… Theo một khía cạnh nào đó thì họ cũng có nhiều lý do khá thuyết phục.
Vấn đề chính là dù chúng ta có làm gì đi nữa thì sự việc vẫn vậy. Khi người ta nhắn tin trong điện thoại thì hầu hết ai cũng viết tắt, viết ko đúng chính tả lắm. Vậy thì mình phải thay đổi như thế nào đây? đưa chuyện này vào chương trình giảng dạy? it doesn’t work. Khi các bạn hssv viết blog hoặc thảo luận trong các forum, họ cũng dùng những từ ngữ hơi khác với chữ viết trong học đường. Vậy có phải họ viết sai chính tả hay họ cố ý viết như vậy? Nói vậy có nghĩa các bạn đa có câu trả lời trong đầu rồi đúng không? Họ viết khác một chút để tạo ra sự hài hước, thoải mái, thoat ra khỏi khuôn khổ.
Thực ra câu hỏi này có tranh cãi đến tân thế cũng chẳng giải quyết được, vì có nhiều người theo suy nghĩ cổ truyền, cổ hủ và bảo thủ nên không muốn thay đổi theo chiều hướng phát triển của xã hội. Dĩ nhiên họ sẽ không đồng ý với quan điểm ngược lại. Còn những người có cái nhìn cấp tiến, thích ứng với chiều hướng phát triển của xã hội, thì họ cũng chẳng bao giờ bị thuyết phục với những người bảo thủ.
Mỗi nơi có một văn phong khác nhau. Nhắn tin diện thoại có một loại viết khác, viết blog hay thảo luận trong forum có một loại viết khác. Theo asb thì mình có thể gọi là “ngôn ngữ” của text messeges, hoặc ngôn ngữ của thời @. Vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực hiện và họ phải chấp nhận sự thay đổi và tiến triển của xã hội. Dù mình có khó chịu, chuyện nó vẫn xẩy ra như vậy. Những ai khó chịu thì chỉ gây khổ sở cho mình chứ có thay đổi gì đc đâu? Là nhà giáo dục thì chúng ta nên suy nghĩ như sau:
Vấn đề chính đặt ra là hãy nhìn vào hiệu quả của công việc giáo dục và giảng dạy hơn là chú trọng vào hình thức. Theo lý thuyết học và dạy của Thorndike, khi người ta thực sự sẵn sàng đón nhận việc học thì kết quả sẽ có. Ngược lại, khi người ta không muốn học thì dù các bạn có ép cũng chẳng đc gì. Hay nói đúng hơn, mức độ của nhận thức còn tùy thuộc vào mức độ của việc sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Khi người ta càng sẵn sàng cho việc học thì người ta học càng giỏi.
Đó là lý do tại sao ngày nay giáo viên chúng ta phải cố gắng tìm những games cho việc giảng dạy để giúp hssv hứng thú trong việc học. Nhưng hãy nhớ rằng sử dùng games không phải để dạy games mà là để dạy ngôn ngữ hoăc kiến thức. Đôi khi trong một lớp học ngôn ngữ, chúng ta dạy học trò cách nấu ăn, nhưng vấn đề chính không phải là dạy học trò cách nấu ăn, nhưng là dạy ngôn ngữ, dạy những từ vựng mà học trò có thể học liên quan đến Cuisine. Nói cách khác, chúng ta sử dụng hình thức để nhắm đến mục đích cuối, đó là target của buổi học.
Khi viết blog, các giáo viên có thể viết về cả những gì liên quan đến academic, nhưng phần nhiều là viết về những kinh nghiệm đời thường. Họ viết về đời thường không có nghĩa là đó là chuyện riêng tư không nên cho người khác biết. Mà thực ra chúng ta hãy nhìn vào mục đích đàng sau của những kinh nghiệm riêng tư của họ. Messege mà họ muốn nhắm đến đó là truyền những kinh nghiệm quý báu của người đi trước, cho những người đi sau. Thật quý giá đúng không các bạn? Đặc biệt các bạn trẻ. Thực ra, trong lớp học có bao nhiêu thời gian giáo viên có thể trò chuyện về những kinh nghiệm đời thường, giúp các bạn có những bài học thiết thực trong cuộc sống? Như vậy, blog là một công cụ tuyệt vời để kết nối giữa người dạy và người học.
Hơn nữa, theo nghĩa của phong cách viết, đối với asb thì phong cách viết nên thân thiện với người đọc hơn là quá trịnh trọng. Trịnh trọng hãy để cho trường lớp, giờ lên lớp. Thực ra, dù lên lớp mà giáo viên có trịnh trọng quá thì ai mà chịu nổi hehehe. Còn Viết blog thì nên thư dãn, nhẹ nhàng và thân thiện. Như vậy, khi người đọc cảm thấy lối viết thân thiện, gần gũi thì họ dễ tiếp nhận thông tin hơn là quá trịnh trọng.
Như vậy quay lại ý bạn đầu asb đề nghị. Trọng giáo dục, hãy chú trọng đến hiệu quả (nội dung) hơn là hình thức. Khi chúng ta chú ý tới thình thức, thì chưa chắc đã có hiệu quả. Nhưng khi chúng ta chú trọng vào hiệu quả thì chắc chắn sẽ có hiệu quả vì việc chúng ta nhắm đến là hiệu quả chứ không phải điều gì khác. Điều này của asb cũng phù hợp với những nhà lý thuyết học giáo dục Thorndike và Skinner người đánh giá cao vào reinforcement.
Chúc các bạn trở thành những người giáo dục tốt, ít nhất cho con cái của các bạn và những đàn em đi sau.