Mấy ngày này đi tham dự đám cưới của bạn ở Bắc Ninh, asb khám phá được một truyền thống về phong tục ngày cưới mà trong Miền Nam (Sài Gòn) không có.
Bình thường thì những nghi thức làm đám hỏi (dạm ngỏ), trong đây cũng gọi là lễ cởi trầu, và các nghi thức thờ phụng gia tiên trong ngày cưới vẫn tương đối giống nhau. Nghĩa là họ hàng bên đàng trai (chú rể) mang trâu cau và heo sữa quay đến nhà cô dâu, xin sự đồng ý của gia đình cho con trai mình được chính thức cầu hôn với con gái nhà người ta (cô dâu). Rồi làm các nghi thức thờ cúng tổ xin, xem phép, hoạc thông báo với tổ tiên về sự kiện trọng đại này của gia đình. Tới đây vẫn giống nhau đúng ko các bạn. Các nghi thức về lễ cưới trong Nam mình (Sài Gòn) cũng khá giống như vậy.
Điều khác biệt thứ nhất mà asb muốn nhắc đến là họp mặc dòng họ trước ngày cưới. Trong trường hợp đám cưới và đám hỏi (dạm ngỏ) tổ chức cùng một đợt (ngày trước ngày sau), đêm trước ngày cởi trầu (dạm ngỏ), cả dòng họ qui tụ về nhà có đình đám. Mọi người họp lại, phân chia công việc tổ chức cho ngày cưới. Mỗi người phụ trách một việc. Vì ở đây, khi thuê những người nấu ăn, họ chỉ đến nấu, nhưng không có người phục vụ như ở Miền Nam (Gần khu vực Sài Gòn). Do đó, gia đình phải huy động tất cả lực lượng để phục vụ cho quan khách. Khi nghe kể lại, thì em của cô dâu nói rằng sau ngày cưới, cả nhà sẽ rất mệt vì phải “chạy bàn” mỏi cả chân. Tuy nhiên, mọi người rất hào hứng và rất vui vì điều ấy. Một nhược điểm trong việc này là vì gia đình phải tự “chạy bàn”, không có ai chính thức là chủ đạo, hướng dẫn nên thường là hay dễ bị thiếu một vài món trên một số bàn nào đó vì không phải là một đội ngũ chuyên nghiệp. Ngoài ra, sau khi thống nhất công việc được phân chia, những người trong dòng họ đưa “phong bì” cho bô mẹ của cô dâu hoạc chú rể để góp phần tổ chức cho ngày cưới. It’s cool.
Điều khác biệt thứ hai mà asb muốn nói là đêm trước ngày cưới. Ở đây, Bắc Ninh, gia đình có một một tối, có thể nói là tối vui nhất của nhà cưới. Đó là, tối hôm đó, tất cả các họ hàng, người thân quen, hàng xóm đến chia vui với gia đình, chỉ uống nước trà, ăn bánh kẹo, nhưng không ăn tiệc (trong đây gọi là không ăn cỗ). Mừng đám cưới của cô dâu chú rể, chúc phúc, và mừng thiệp (tiền cưới). Sau đó, mọi người thưởng thức nhạc dân ca quan họ, nếu gia đình có tiền để tổ chức, hoạc ca hát theo “cây nhà lá vườn”. Lạ hen các bạn? không ăn tiệc, nhưng tới rất đông để chúc mừng gia đình và cô dâu chú rể. Phong tục này có thể nói là không có ở trong Miền Nam.
Chúc cô dâu và chú rể Trăm Năm Hạnh phúc.