Trước đây, lâu lắm rùi asb có viết 1 entry về “ASB đã thay đổi cái nhìn về phương pháp học” để trả lời câu hỏi “Thế nào là 1 phương pháp học tốt nhất cho mình”. Hôm nay asb mới dành chút thời gian để trả lời cho câu hỏi thứ 2 trong entry đó “Thế nào là cách dạy học hiệu quả nhất?”
Đã có lần asb cũng viết 1 entry có chút chút liên quan đến việc dạy học có hiệu quả “Cho và làm bài nhiều là điều tốt”. Tuy nhiên, trong entry đó do đang busy nên asb chưa viết hết ý của mình. Hy vọng entry này asb cũng quên đi những busy mà mình đang committed để viết cho có ý nghĩa.
Ah, bài viết này chỉ dành cho các giáo viên dzạy Ngoại Ngữ và các bạn SV khoa Ngoại Ngữ.
Để viết entry này, asb muốn định nghĩa lại một chút về vấn đề này. Thường thường các bạn hssv hay nói về 1 giáo viên nào đó rằng “thầy/cô ấy giỏi lắm” hay “thầy/cô ấy dạy giỏi lắm”.
Như vậy như thế nào gọi là dạy giỏi? rất khó định nghĩa việc dạy giỏi.
Một người dạy giỏi có phải là một người có 1 kiến thức rộng? giảng bài rất hay? giọng nói thật hấp dẫn? v.v
Thực ra tất cả những điều trên chỉ là điều kiền cần chứ chưa phải là đủ. Why?
1. Một người có 1 kiến thức rộng thì tuyệt vời, nhưng chưa chắc đã có thể chuyển tải tất cả những thông tin (kiến thức) đến cho học trò được.
2. Một người giảng bài hay có phải là một người nói thao thao bất tuyệt, nói bất tận, và chỉ nói và nói trong lớp?
3. Một người có giọng nói hấp dẫn có phải là cứ mỗi lần nói ra là có duyên, hấp dẫn thu hút người nghe?
Ai mà có 1 trong 3 điều này là đặc ân mà trời ban. Nếu ai đó có cả 3 thì tuyệt vời. Nhưng asb thấy vẫn chưa đủ.
Cho dù ai đó có có cả 3 điều này mà chỉ biết enjoy khả năng của mình, thao thao bất tuyệt present những kiến thức mình có cho học trò. Cho dù học trò có really enjoy in his/her class, chăm chú lắng nghe và ghi chép… thì sao?
Một buổi học nếu là sinh viên của khoa Ngoại Ngữ thì có khoảng 3 , 4 tiết học, nếu là học viên ở trung tâm ngoại ngữ thì có khoảng từ 1 đến 2 tiết. Trong 3, 4 tiết học thì không thể giáo viên nào có thể chuyển tải tất cả thông tin “knowledge” đến với học viên được vì kiến thức trong mỗi phần quá rộng. Một bài các bạn học thì kiến thức không thể nằm trong 1 chương trong cuốn sách của các bạn đang cầm trong tay, mà nó còn nằm trong cả trăm cuốn sách khác có liên quan đến chương đó, hoặc kiến thức có liên quan. Hay nói cách khác, thông tin trong cuốn sách chỉ là 1 phần nhỏ thu gọn của cả một bầu trời kiến thức nền tảng của những vấn đề trong đó. Do đó, Dù giáo viên có giỏi đến mấy cũng chỉ chuyển tải (deliver) được phần nào kiến thức của mình cho học sinh và một buổi học trôi đi quá nhanh trong 3 hay 4 tiết học.
Học viên học tiếng Anh ở Trung Tâm thì sao? Cho dù giáo viên có giảng bài rất kỹ, nói rất nhiều, nói đi nói lại, làm cho cả lớp đều hiểu bài. Then what? Tiếng Anh là 1 “ngôn ngữ”. In other words, ngôn ngữ cần phải được thực hành nhiều để trở thành một thói quen (habit) chứ không phải chỉ là để hiểu. Hiểu rồi có phải làm được những gì mình hiểu không?
Hiểu được và làm được là 2 điều cách xa nhau lắm.
Phương pháp dạy ngoại ngữ ngày xưa là làm cho người học (learners) hiểu văn phạm, rồi học từ vựng. Then, từ vựng xếp vào ngữ pháp sẽ nói được. Is it true? Actually, dù cho từ tựng có nhiều, ngữ pháp có giỏi, dù cho hiểu được tất cả các nguyên tắc thì việc Nói vẫn là 1 điều khác lạ so với những ai chỉ biết mày mò trong việc học theo phương pháp này.
Speaking ability là một thói quen, càng nói càng quen. Chứ không phải biết được, hiểu được sẽ nói được. Đó là lý do tại sao có rất nhiều người có vốn từ vựng rất lớn, văn phạm rất giỏi, thi tới đâu, đậu tới đó, đọc tới đâu hiểu tới đó, mà khi mở miệng ra nói tiếng Anh với 1 người nước ngoài thì lại cảm thấy quá khó khăn.
Nói tiếng Anh giỏi không phải là nghĩ ý nghĩa theo tiếng Việt rồi dịch qua tiếng Anh mà phải là nghĩ ý nghĩa theo tiếng Anh và nói bằng tiếng Anh. Như vậy thì việc Nói mới có thể lưu loát, và lối văn mới có thể theo người bản xứ. Therefore, Muốn làm được như vậy thì cần phải nói thật nhiều, nói sao cho thành một thói quen, để khi mở miệng ra nói tiếng Anh thì không cần phải nghĩ theo ý tiếng Việt.
Như vậy, giáo viên có thể làm cho hssv thực tập càng nhiều càng tốt. Ideally, trong lớp giáo viên chỉ cần nói, giải thích v.v trong khoảng 20% thời lượng của lớp học, phần còn lại là tạo điệu kiện cho hssv thực tập. Chức năng của giáo viên chỉ làm việc như 1 người hướng dẫn chứ không phải như một người dạy. Hướng dẫn cho người học làm cái gì, làm như thế nào, và làm bao nhiêu có thể. Nói cách khác, giáo viên phải làm cho học trò trong lớp “làm, làm, và… làm”.
Đối với các lớp học tiếng Anh ở Trung Tâm, giáo viên phải luôn tạo ra các hoạt động (activities) trong lớp, giúp cho học viên thực tập nhiều về the target language. Đây không phải là điều dễ. Vấn đề giáo viên nói 20% trong lớp tưởng chừng giáo viên làm việc ít nhưng thực ra giáo viên phải làm việc rất nhiều, phải đi vòng quanh lớp học to make sure that everybody works và phải tự create các activities trong lớp.
Còn đối với các lớp ở Khoa chuyên Anh thì sao?
Các lớp này mặc dù tiếng Anh không còn phải là 1 target language nữa, nhưng thông tin “knowledge” mới là target. Do đó, như đã nói ở trên, giáo viên dù có giỏi đến mấy cũng không thể chuyển tải nhiều thông tin đến sinh viên như mong muốn được, nên việc giáo viên phải làm là tạo ra những việc cho sinh viên làm. Chẳng hạn như chia nhóm thuyết trình, chia nhóm làm 1 project nào đó để tất cả học trò cùng làm. Như vậy khi học trò tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu về vấn đề nào đó thì họ sẽ thấu hiểu vấn để nhiều hơn là khi họ nghe 1 chiều từ 1 giáo viên. Cho dù vấn đề các bạn sinh viên đang tìm hiểu, các bạn không hiểu được tất cả những điều đó thì số lượng kiến thức mà các bạn tìm được và hấp thụ cho mình còn nhiều hơn rất nhiều so với số lượng thông tin mà giáo viên chuyển tải cho các bạn. Những gì các bạn nghe một chiều từ giáo viên, cho dù giáo viên đó có giỏi đến đâu, thì cũng không thể giúp các bạn nhớ lâu bằng những gì các bạn tự tìm và cố gắng để hiểu.
Asb còn nhớ khi mình còn vào lớp học ở Thailand, đại đa số các giảng viên ở đó đều cho học viên làm bài rất nhiều, thuyết trình mỗi ngày. Chỉ có 1 giảng viên rất thích giảng bài cho học viên nghe. Asb có cảm giác là ngồi trong lớp học quá dài, nghe những chuyện mà mình có thể vào thư viện còn biết được nhiều hơn khi đọc trong sách. Hay nói cách khác, đọc sách còn thú vị hơn heeeee. Do đó, một bữa kia, chờ lúc giảng viên đó dzui dzui, vài phút cuối của buổi học, asb nói với giáo viên đó rằng, ‘T ơi, tuần sau mình học chương nào vậy T? có phải chương kế tiếp không? Vậy tuần sau T để em thử đọc bài và thuyết trình chương đó cho T và các bạn nghe nhé!” He then completely agreed. Why not? Thế là nguyên 1 tuần đó, asb vào thư viện, gôm gần chục cuốn sách mà liên quan đến chương đó, làm thành 1 powerpoint hoành tráng, thuyết trình cho lớp nghe hiiiiiiii. That’s cool. Một buổi presented quá perfect heeeeeee interms of student’s working. Từ đó trở đi, ngày nào học viên cũng có việc để làm hiiiiii. (chắc mấy người kia tức lém heeee)
Trong ví dụ trên asb thấy rằng học trò tham gia vào lớp học còn hiệu quả hơn rất nhiều so với giáo viên làm việc 1 mình. Giáo viên tuy có kiến thức nhiều hơn học trò, nhưng vì quá busy mỗi ngày với hàng đống việc phải làm nào là chuẩn bị bài (nếu có), chấm bài cho hàng loạt các lớp học khác, việc gia đình, việc riêng tư v.v và cũng vì dạy môn đó nhiều rồi nên thường tự tin, họ không chuẩn bị bài kỹ như 1 sinh viên who still has plenty of time to prepare for the presentation. Do đó việc sinh viên present tốt hơn thầy nhiều khi cũng possible. Indeed, Asb ko muốn chú trọng đến việc SV làm tốt hơn thầy vì có nhiều SV không thực sự dành nhiều thơi gian cho việc học. Nhưng điều asb muốn nói đến là hiệu quả của kiến thức khi sinh viên tự làm việc, vì biết nhiều mà nông cạn chưa chắc đã tốt bằng việc biết ít nhưng biết thật kỹ. Kiến thức mà các bạn nhận được từ bài giảng của giáo viên thì dễ bị gió cuốn đi hơn là kiến thức mà các bạn tự tìm tòi để hiểu để làm vì trước khi present cho các bạn trong lóp, các bạn phải cố gắng để hiểu để giải thích cho người khác cũng hiểu nên các bạn sẽ hiểu nhiền hơn, kỹ hơn và lâu hơn, và có thể sẽ thấm hơn hiiiiii.
Một giáo viên ít làm việc trong lớp không có nghĩa là giáo viên đó làm việc ít, mà thực ra giáo viên đó còn làm việc nhiều hơn gấp nhiều lần so với giáo viên mà trong lớp cứ thao thao bất tuyệt với kiến thức của mình.
Như vậy, những ai làm được những điều như asb nói có thể được xem là 1 giáo viên dạy học hiệu quả. Còn những giáo viên được xem là giỏi như 3 điểm asb nói trên chưa chắc thực sự có hiệu quả. Như vậy suy cho cùng, học sinh sinh viên cần 1 giáo viên giỏi hay 1 giáo viên hiệu quả?
Một giáo viên có cả 2 điều (giỏi và hiệu quả) thì có thể nói là 1 giáo viên tài năng. Nhưng nếu chỉ chọn 1 trong 2 thì giáo viên dạy có hiệu quả is preferable.
Nhưng không phải nói điều này để loại bỏ điều kia. mà thực chất 1 giáo viên hiệu quả cũng cần phải có một kiến thức rộng để biết cách đánh giá, nhận định và hướng dẫn việc cho hssv làm. Để đạt được điều này thì reading books luôn phải là ưu tiên hàng đầu.
Chúc các bạn hssv luôn có được những giáo viên hiệu quả trong giảng dạy.Chúc các giáo viên Ngoại Ngữ luôn tìm ra được phương pháp dạy hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức của học trò mình.
Thanks God for this long entry.