Từ ngày mới dạy đại học đến cách đây 1 năm, trước khi đi giảng dạy ở 1 trường đại học ở Hàn Quốc, thầy SB luôn luôn gây sức ép với học sinh/sinh viên trong việc học, ngay cả các lớp Cao học, lúc nào cũng tạo sức ép, thậm chí còn la mắng khi học viên không chịu học chăm chỉ. Thậm chí, khi họ học chăm chỉ mà làm bài không tốt cũng bị la. Nhiều khi la học trò xong thì cảm thấy hối hận. “Tại sao mình lại nóng tính đến vậy và cảm thấy hối hận.” Tuy nhiên, những ngày gần đây thì thầy SB lại út ra được bài học tư những kinh nghiệm này. “Thà khó khăn la mắng học trò lại còn tốt hơn là cứ quá nhẹ nhàng rồi không gây áp lực cho họ trong việc học.”
Viêc la mắng học trò trong bài viết này thầy SB muốn nói đến là la mắng để học trò chăm chỉ học. Kinh nghiệm cho tới nay cho thấy, bất cứ một sinh viên hoặc học viên cao học nào mà bị thầy SB la mắng thì đều có kết quả tốt đẹp. Nếu cả lớp thường bị la mắng, thì cuối học kỳ cả lớp đều tiến bộ rất nhiều trong khi lớp nào được cưng chiều thì lại không đạt được kết quả như mong đợi. Ngay cả những học viên Cao học được thầy SB hướng dẫn làm luận văn cũng vậy, ai bị la nhiều thì làm bài tốt hơn nhiều, ai bị la ít, thì làm bài tốt hơn ít. Và nếu ai không bị la, thì thường lại không có được kết quả khả quan.
Thường thì học trò phải bị áp lực mới chịu chăm chỉ học hành. Còn nếu cứ bị bỏ bê, sao cũng được, thì chắc chắn họ cũng cứ tàn tàn, sao cũng chẳng sao. Do đó, kiến thức họ sẽ chẳng nhận được bao nhiêu vì họ chẳng bỏ thời gian cho việc học hành là mấy. Kiến thức là phải được cần cù chăm chỉ tìm tòi học hỏi mới có được, chứ chẳng đâu ra mà tự có. Nên nếu không gây áp lực với học trò thì họ chẳng chịu học. Và như vậy có thể mình lại có lỗi với họ vì mình không làm đủ mạnh để bắt họ phải học hành đàng hoàng.
Sao từ ngày ở Hàn Quốc về mình lại hiền thế nhỉ?
Có lần có một giảng viên hỏi thầy SB, “nếu la mắng học trò thì bị họ ghét, còn không la mắng thì được học trò thương, nên chọn cách nào đây?”
Thầy SB trả lời, “Khi la mắng học trò thì bị họ ghét; nhưng chắc chắn một điều là sau này họ sẽ rất biết ơn.” Vậy mình nên chọn được ‘thương’ hay được ‘biết ơn’?
“được biết ơn” sẽ là con đường dài và là con đường đúng nhất mà các nhà giáo dục phải đi. “được thương” chỉ là con đường tạm thời, ngắn hạn.
Chúc các bạn tìm được con đường đúng cho mình.