Sáng nay mới viết entry về time for dreams, tính mai viết nữa mà do trời nóng wa’, nằm mãi mà ko ngủ được nên mang laptop ra sân vườn việc thêm 1 entry nữa về series này vậy.
Trong những ngày đầu và cho tới cả bây giờ, lâu lâu có người hõi asb rằng tại sao lại sang Thailand học, ko đi nước khác, hoặc tại sao lại chọn trường Suranaree University of Technology mà không phải là trường khác?
Những câu hỏi đại loại như vầy nghe cũng hợp lý vì học PhD về English Language Studies mà lại qua Thailand học? Có thể các bạn đang đọc entry này của asb cũng có những câu hỏi tương tự.
Thực ra, trước khi biết đến trường này thì asb đc một thầy đồng nghiệp giới thiệu qua trang web, rồi asb tự mình liên hệ, làm thủ tục và mọi thứ liên quan để đi học.
Lý do thì không thể chỉ viết một vài dòng là hết, con rất nhiều điều khác liên quan đến nữa. Nhưng vấn đề chính mà người ta hỏi asb vẫn là ở chỗ người ta chưa hiểu về việc học này lắm. Asb đi học PhD về English Language Studies ko phải là asb đi học Tiếng Anh mà phần chính là học về phương pháp nghiên cứu khoa học. PhD viết tắt của chữ Doctor of Philosophy. Vậy các bạn thấy đâu có chữ nào là học tiếng Anh, đúng không? Mặc dù chuyên nghành vẫn là “English Language Studies”. Chữ này ở đây mình có thể hiểu là “Nghiên cứu về Ngôn Ngữ Tiếng Anh.”
Như vậy thì việc trả lời cho những câu hỏi phía trên dường như không còn quan trọng nữa đúng ko các bạn?
Học về phương pháp nghiên cứu thì phần chính là “đọc sách”. Nói đến chứ này thì asb nhớ cung đã có lần asb viết 1 entry về vấb đề đọc sách trong entry “ASB đã thay đổi phương pháp học”. Các bạn có thể click vào đó để tham khảo thêm.
Nếu nói học về phương pháp nghiên cứu và việc đọc sách là chính thì sách vở ở đây là tuyệt vời. Trường có 1 thư viện rất comfortable, thật nhiều sách mới được cập nhật hàng quý, Thư viện điện tử, Journals về các tạp chí nghiên cứu khoa học bạt ngàn… Và nếu đứng về khía cạnh đọc sách và nghiên cứu thì cac bạn có thể thấy ở đâu cũng như nhau, vì tất cả kiến thức khôn ngoan của các nhà khoa học đều chưa đựng trong sách vở và các bài nghiên cứu. Nhình chung, một người ở Mỹ, một người ở Úc, một người ở Việtnam hay Thailand mà có cơ hội cùng cầm chung một cuốn sách đọc thì kiến thức của họ phần nào có thể như nhau, tùy thuộc vào sự nỗ lực của từng cá nhân cho việc học cộng với điều kiện của môi trường.
Như vậy, đối với asb, cho tới nay, học ở đây là một sự tuyệt vời. Để trả lời cho những câu hỏi trên nêu ra thì có thể nói, theo Phât Giáo là sự “có duyên” còn theo Công Giáo là sự Quan Phòng, và theo niềm tin của riêng asb thì đây là một sự sắp xếp hoàn hảo theo Thánh Ý Người. Whatever people can say; thực sự chỉ có mình asb mới cảm nhận được việc này.
Hay entry này asb có thể dừng lại ở đây để trọn vẹn trả lời cho những người đã và đang có cùng những thắc mắc giống như trên.