Trong bốn kỹ năng chính yếu khi dạy/học tiếng Anh, kỹ năng Viết luôn là một kỹ năng khó khăn không chỉ cho người học, mà còn cho cả người dạy. Các hoạt động dạy học môn này thường không có gì hấp dẫn, nếu không nói là khá nhàm chán. Điều này gây ra gánh nặng cho cả người học lần người dậy. Người học thì không muốn viết bài vì không biết phải viết gì, và cũng chẳng biết phải bắt đầu từ đâu, và kết thúc như thế nào. Các sinh viên ở Đại học thường hay nói những câu này “không có ý để viết,” hay “không có đủ từ vựng để viết,” hoặc “chẳng biết sắp xếp ý tưởng như thế nào.” Hoặc trong trường hợp đã viết được một bài luận hay một đoạn văn rồi thì lại nhận được những đánh giá rất thấp từ giảng viên nên mất hết cả động lực để viết bài. Điều này theo một khía cạnh nào đó cũng dễ hiểu vì tiếng Anh là một Ngoại ngữ đối với sinh viên Việt Nam. Dù viết có hay cách nào cũng chẳng thể diễn tả ý được như tiếng mẹ đẻ của mình.
Còn đối với giảng viên thì rất ngại nhận dạy môn này vì công việc phải làm rất nhiều, nhưng thù lao cũng chỉ được như những môn khác. Nào là phải chấm bài, nào là phải sửa bài, nào
là phải nghĩ ra các hoạt động dạy môn này cho lớp học. Nhưng bù lại, sinh viên thì không muốn học, hoặc không muốn viết bài nên chẳng thể nào tạo được bàu khí cho lớp học vui nhộn. Ngoài ra, mỗi khi chấm bài lại còn phải làm thêm một công việc khác nữa là liệu sinh viên của mình có copy bài (sao chép) trên mạng rồi nộp lại cho mình hay không.
Ngoài các điều nói trên, cả sinh viên và giảng viên Việt Nam đều phải tập làm quen với một phương pháp Viết mới – phương pháp Viết Học Thuật (Academic Writing). Phương pháp
này khác hoàn toàn với phương pháp dạy Viết Văn tại các trường Phổ Thông. Hay nói đúng hơn, phương pháp Viết Tiếng Anh Học Thuật (Academic Writing) khác hoàn toàn với các phương pháp viết văn của các nước Châu Á nói chung. Do đó, cả người học lẫn người dạy luôn phải ép mình theo một khuôn khổ viết mới. Như vậy, nào là vừa phải học tốt về cấu trúc văn phạm, cấu trúc câu, vừa phải có một khối lượng từ vựng khá lớn, vừa phải biết cách diễn tả ý theo tiếng Anh (nếu không nói là chuyển dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh), và còn phải sắp xếp ý tưởng sao cho có logic… làm cho cả người học và người dạy cảm thấy nặng nề, mệt mỏi.
Tuy nhiên, khi đã hiểu rõ về phương pháp và kỹ năng Viết học thuật, thì dù có viết bằng Tiếng Anh hay tiếng Việt, thì bài viết luôn rất hay, có logic và mang tính thuyết phục cao. Giúp
cho người đọc dễ dàng hiểu được ý chính của người viết muốn nói gì. Đó là lý do tại sao phương pháp Viết Học Thuật luôn được cả thế giới đón nhận, đặc biệt trong môi trường giáo dục đại học cũng như sau đại học.
Sách này thuộc loại sách chuyên khảo cho các giảng viên Đại học cũng như các sinh viên Cao học muốn làm nghiên cứu về các đề tài liên quan đến Viết Học Thuật. Sách sẽ cung cấp cái
nhìn tổng quan về lịch sử dạy và học Môn Viết Tiếng Anh trên thế giới, đồng thời cũng sẽ trình bày các quan điểm cũng như các nghiên cứu trước về lĩnh vực này. Thêm vào đó, tác giả cũng mô tả lại một cuộc khảo sát chuyên sâu về các hoạt động dạy và học môn Viết tại Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Mở Tp. HCM, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn, rõ ràng hơn, và cụ thể hơn về phương pháp dạy và học môn Viết Học Thuật. Ngoài ra, những phát hiện của bài nghiên cứu này mang tính khoa học cao cho ngành giảng dạy tiếng Anh nói chung, và cho ngành giảng dạy môn Viết tại Khoa Ngoại ngữ tại ĐH Mở Tp. HCM.
Mặc dù đây là một chuyên khảo về phương pháp giảng dạy môn Viết tiếng Anh, nhưng tác giả cũng vẫn tin rằng, phương pháp này có thể áp dụng vào ngay cả việc dạy Viết môn Viết
Văn tiếng Việt ở các cấp độ.
Sách này được bán tại nhà sách của Đại Học Mở Tp. HCM
97 Võ Văn Tần, P. 6, Q. 3, Tp. HCM