Từ nhỏ, mình đã rất rất mê câu chuyện và tập phim “Tây Du Ký” (Journey to the West). Mê anh Đường Tăng đẹp giai, mê anh Tôn Ngộ Không đầy phép biết hóa, mê luôn cả anh Chư Bát Giới hài hước, và cả người thứ 4 trong bộ phim này là Xa Tăng
Lần vừa rồi đi tham dự Hội Thảo và thuyết trình của HT Quốc tế AsiaCALL2015 tại 1 DH ở Tây An (Xi’An) của Trung Quốc. Mỗi tối các bạn người TQ lái xe chở mình đi vòng vòng tham quan thành phố vì đây là Cổ đô TQ thời nhà Minh.
Điều bất ngờ là mình được đưa đến một tháp đài của Đường Tam Tạng, cũng gọi là Đường Tăng trong truyền thuyết Tây Du Ký.
Tháp 7-tầng (nay chỉ còn 5 tầng) này đươc xây trên nấm mộ của Đường Tăng.
Sau khi Đường Tăng (Trần Huyền Trang ) đi thỉnh kinh với các học trò ở Ấn độ mang về TQ, Đường Tăng để các kinh sách ở đây và sống những ngày còn lại.
Người địa phương nói rằng, Vị tu hành đường Tam Tạng thì có thật, còn các đệ tử như Tôn Ngộ Không, hay Chư Bát Giới, Xa Tăng là những nhân vật hư cấu do nhà văn Ngô Thừa Ân hư cấu.
Tác giả đã hư cấu các nhân vật trong cốt truyện và tạo nên một tác phẩm được xem là kinh điển nhất trong Văn học Trung Quốc.
Theo một nghĩa nào đó, Tác giả Ngô Thừa Ân muốn thể hiện hết tính cách (đức tính) chân thật của một nhà tu (Trần Huyền Trang) trong những nhân vật đi với ông. Trong mỗi người đều có những đức tính tốt lẫn xấu.
Ví dụ, Đường Tam Tạng được mô tả như một nhà tu hiền lành, thương người, nhân từ, luôn muốn giúp đỡ người khác dù là tốt hay xấu. điều này cũng có thể hiểu như đây là một tính cách tốt ở mỗi con người, đôi lúc hiền lành, muốn giúp đỡ người khác…
Còn Tôn Ngộ Không đươc xem như một tính cách dữ tợn, hay nghi ngờ, và đôi khi bộc trực, nông nổi. đây cũng là một biểu hiện trong mỗi người chúng ta. Dù chúng ta có tốt bụng, hiền lành, giúp đỡ người khác… nhưng đôi khi cũng nóng giận, khó chịu… thể hiện ra bên ngoài một cách… chẳng có gì tốt đẹp.
Chư Bát Giới là thể hiện rất rõ tính khí ở mỗi người về việc ăn uống, mê sắc. Điều này cũng có thể hiểu rằng trong chúng ta, ai cũng thích ăn ngon, mặc đẹp và… mê sắc… hehehe.
Nhân vật Xa Tăng không được thể hiện rõ nét tính khí trong cốt chuyện này, nhưng cũng cho thấy phần nào về lịch sử của ông trong quá khứ, và sau khi quay về với Đường Tăng thì có chút tu tâm dưỡng tính, cùng với đức tính kiên trì, nhẫn nại.
Sự chiến đấu dai dẳng trong chuyến đi Tây Thiên thỉnh kinh, gặp bao nhiêu gian khó, chông gai, vượt qua bao nhiêu thử thách, thầy trò giận nhau (Đường Tăng và Tôn Ngộ Không)… cũng nói lên sự chiến đấu với chính mình trong cuộc đời của nhà tu hành. Nào là phải hiền lành, nhân từ, giúp người khác; nào là phải vượt qua thói mê ăn uống, mê sắc; nào là phải kìm nén chính mình mỗi khi nóng giận; nào là phải kiên trì, nhẫn nại, tu tâm dưỡng tính… sau khi đã biết mình làm sai…
Sau khi vượt qua hết tất cả cửa ải này của chính mình, thì nhà tu sẽ “Đắc đạo”, có nghĩa là lấy được chân kinh cho chính mình và cho người khác.
ý nghĩa văn học này không phải chỉ giành cho các nhà tu, mà còn cho tất cả chúng ta khi còn sống trên trần thế này. Phải biết sống nhân từ, tha thứ, bớt mê ăn, mê sắc, kìm lòng mỗi khi nóng giận, và phải biết tu tâm dưỡng tính. để một ngày kia, khi đi hết quãng đường đến Tây Thiên để thỉnh kinh (con đường dương thế), chúng ta có thể trở thành Chánh quả, đắc đạo… sống một cuộc sống thần tiên trên Thiên Đàng, nơi mà không có gì đẹp bằng, nơi mà không có gì hạnh phúc hơn, nơi mà mọi người đều yêu thương nhau.